Cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng, phát triển, tồn tại lâu đời trên vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh được biết đến với cái tên “Sâm K5, Sâm Đốt trúc, Củ ngãi rọm con, Cây thuốc giấu, Sâm cung…”, là một loài sâm quý hiếm và đặc hữu của nước ta, chúng mọc hoang dại ở vùng núi Ngọc linh. Sâm Ngọc Linh từ rất lâu đã đi vào đời sống của bà con dân tộc ở vùng núi Ngọc Linh, các vườn sâm nơi đây được bà con chăm sóc và bảo vệ rất kỹ mà có thể người lạ không thể phát hiện ra khi vô tình đi vào vùng sâm, vườn sâm của mỗi gia đình như là một tài sản có giá trị cao của người dân.
Cây sâm nơi đây có nguồn gốc là sâm mọc hoang trong rừng, từ rất lâu đã được đồng bào người Ca Dong, Mơ Nông, Xê Đăng,… mang về trồng trong vườn nhà nhưng không thành nên họ phải tìm ra cách đem trồng vào đúng những nơi mà họ tìm ra cây sâm tự nhiên mọc hoang trong rừng và kết quả đã thành công. Mỗi gia đình lúc đầu chỉ có một vài cây, sau đó đã phát triển thành các vườn sâm trong rừng ở các khe suối sườn đồi nơi có thảm mục dầy, độ ẩm cao dưới những khu rừng già mà ngoài chủ nhân của nó ít ai có thể biết được. Những tập quán trồng sâm, thu sâm và bảo quản sâm ở đây mang một nét riêng và chính điều này đã mang lại một nét đặc thù của vùng.

+ Chọn giống: Để đảm bảo được giống sâm tốt nhất bà con dân tộc nơi đây đã có những cách làm riêng và đã đi vào đời sống hàng chục năm qua. Giống sâm được lấy từ hạt cây mẹ, tức là khi cây sâm mẹ ra hoa, giống có sự chọn lọc nhất định để chất lượng hạt giống được đảm bảo. Thứ nhất cây sâm mẹ cho quả, hạt giống cần thiết là cây sâm 4 năm tuổi trở lên. Thứ hai: Cây sâm mẹ không bị sâu bệnh, không bị tổn thương cơ giới hoặc các tổn thương khác. Thứ ba: Cây sâm mẹ cần có biểu hiện tiêu biểu của giống và cũng cần có những chăm sóc đặc biệt như: Chế độ phân bón, tưới nước, chế độ ánh sáng.
Hạt giống của cây sâm mẹ phải đạt độ chín thì họ mới lựa chọn khi quả có màu đỏ tươi và xuất hiện chấm đen ở đầu (phần lớn quả có chấm đen) mới được gọi là chín. Hơn nữa do đặc điểm sinh học mà một cụm quả đạt độ chín tiêu chuẩn phải từ 6 đến 10 ngày, nghĩa là phải thu làm nhiều lần (ít nhất là 3 lần). Chính vì yêu cầu này mà công tác thu hái hạt giống đòi hỏi phải rất tỷ mỷ và mang tính thường xuyên (thường 2 ngày thu một lần).

+ Gieo hạt: Hạt được gieo trong rãnh sâu 15 – 20 cm với mật độ nhất định. Hạt được đãi vỏ cẩn thận và xử lý ngâm trong nước tỏi với tỷ lệ 1 phần tỏi 9 phần nước để ngừa nấm bệnh. Sau khi gieo tiến hành rào lưới bảo vệ và phủ cỏ tranh lên mặt luống trong suốt mùa mưa, đến tháng 1 năm sau mới gỡ bỏ thậm chí có thể không cần vì khi đó cỏ tranh cũng đã mục và theo họ đây lại là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây mầm.
+ Bên cạnh đó, có một cách nhân giống khác đó là sau khi thu hoạch phần củ sâm, phần mầm chồi được người dân lấy làm giống, ươm trong bầu hoặc trồng lại ngay tại đất vừa thu hoạch sâm, tuy nhiên loại sâm được phát triển từ nguồn giống này không nhiều và chỉ trồng theo dạng bán tự nhiên trong rừng.
Bên cạnh việc cung cấp Sâm Ngọc Linh tươi, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum còn mang đến thị trường những hạt giống và cây giống Sâm Ngọc Linh chất lượng cùng rất nhiều sản phẩm tốt cho sức khoẻ như: viên nang mềm sâm Ngọc Linh, dưỡng chất Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong, trà sâm Ngọc Linh, nước uống Collagen Sâm Ngọc Linh… Để biết thêm thông tin chi tiết và giá thành sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:
Công Ty CP Sâm Ngọc Linh Tumơrông Kon Tum
Trụ sở chính: Số 32 Đường Hùng Vương, Thị trấn Đắk Tô, Huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum
Chi Nhánh Hà Nội: B8 Ngõ 100 Võ Chí Công, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội.
Chi Nhánh TP HCM: 860/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Hotline: 033.868.3302
Email: samngoclinhtumorong@gmail.com