Cây sâm Viêt Nam là cây thuốc giấu của đồng bào dân tộc Xê Đăng sống trên vùng núi cao thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; thân thảo sống đan xen trong quần thể thực vật đa dạng vùng rừng núi hiểm trở, lạnh và mây mù gần như quanh năm, không có cư dân.Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, định đánh phá ác liệt, một số người đồng bào dân tộc và các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của tỉnh Kon Tum đã sơ tán vào một số nơi trong vùng núi Ngọc Linh sâu thẳm này.
cho đến nay, chưa ai biết cây sâm này có từ bao giờ và đã dùng làm thuốc từ lúc nào. Theo lời kể của các cán bộ cách mạng lão thành Phan Quyết và Trần Kiên, người đã sống với đồng bào vùng này và được các “Già làng” chỉ cho một số thuốc quý của bà con dân tộc, trong đó có cây thuốc giấu vào những năm 1952 – 1953. các ông đã xem nó như bài thuốc hộ thân rất quý luôn luôn mang theo trong người và dùng cho mọi trường hợp ốm đau và bồi dưỡng sức khoẻ. ngoài ra người dân địa phương, chủ yếu là già làng và người chủ gia đình, dùng cây thuốc giấu này cho những người thân bị đau nặng, cho những chuyến đi rừng xa săn bắn, tìm quế rừng … Cây sâm còn có tên địa phương là “Ngải rơm con” vì hình dạng của phần thân rễ có đốt giống như “Con Rơm” và có liên quan đến truyền thuyết “Ngậm ngải tìm trầm” .
Theo bác sỹ Xo Krơn (Lê Văn Sĩ), bác sỹ Xô Lê Tăng và các cán bộ ở địa phương cho biết, gia đình của các ông đã dùng cây thuốc này từ lâu khi có người trong gia đình bị bệnh nặng, rắn cắn và cả bệnh thông thường như đau bụng cũng rất công hiệu.
Năm 1973, lúc 16 giờ ngày 19/3, đoàn Điều tra dược liệu Ban Dân Y Khu 5 do dược sỹ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn đã phát hiện được một loài Panax mọc thành quần thể ở độ cao 1800m tại vùng Ngọc Lây, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, và đặt tên là “Sâm đốt trúc” với tên khoa học sơ bộ xác định là Panax articulatus L, họ Nhân sâm (Araliaceae).
Năm 1974, qua báo cáo của dược sỹ Nguyễn Thái Nhâm về kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học cây sâm K5 so với cây sâm Triều Tiên và sâm tam thất Khu uỷ Khu 5 đã cho bảo vệ chặt chẽ vùng sâm này và cũng từ đấy sâm K5 được sử dụng để chữa bệnh có hiệu quả cho các thương bệnh binh, cán bộ và nhân dân.
Trải qua hơn 30 năm sâm K5 còn gọi là sâm Ngọc Linh hay Sâm Việt Nam (SVN), một loài sâm đặc hữu của nước ta đã được thế giới biết đến với tên khoa học là Panax Vietnamensis Ha et Grushv. (Hà Thị Dụng và Grushvisky, 1985).
Công Ty CP Sâm Ngọc Linh Tumơrông Kon Tum
Trụ sở chính: Số 32 Đường Hùng Vương, Thị trấn Đắk Tô, Huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum
Chi Nhánh Hà Nội: B8 Ngõ 100 Võ Chí Công, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội.
Chi Nhánh TP HCM: 860/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Hotline: 033.868.3302
Email: samngoclinhtumorong@gmail.com